Một đất nước coi trọng hình thức giao tiếp và lễ nghi như người Nhật. Vấn đề giao tiếp qua phi ngôn qua cơ thể được xem là điều rất quan trọng. Người Nhật ít khi thể hiện cảm xúc trực tiếp ra bên ngoài. Cho nên khi chúng ta học tiếng Nhật lời nói luôn kèm theo những hành động ngôn ngữ biểu hiện để diễn đạt suy nghĩ được trọn vẹn hơn. Do đó để hiểu được ý nghĩa hoàn chỉnh trong lời nói của người Nhật. Ngoài việc học từ vựng và ngữ pháp, bạn cũng phải tìm hiểu rõ hơn về văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể của người Nhật. Điều đó giúp bạn thuận lợi hơn khi làm việc, sinh sống và học tập lâu dài tại đất nước này.
Bạn đã biết cách sử dụng văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể của người Nhật hay chưa?
Một số văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể của người Nhật
Cách cúi chào
Người Nhật có cách giao tiếp khác với người Việt Nam. Họ thường sẽ giữ khoảng cách với đối phương và chọn cách cuối đầu thích hợp để chào hỏi. Trong đó có 3 kiểu chào thông dụng nhất:
– Kiểu Eshaku: Chào hỏi với bạn bè, đồng nghiệp cuối chào nghiêng người 15 độ.
– Kiểu Keirei: Chào hỏi khách hàng, nghiêng người 45 độ. Trong văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể của người Nhật, cách chào hỏi đối tác rất quan trọng. Bạn phải cuối người đến khi khách hàng quay đi hoặc đóng cửa. Đây là hình thức thể hiện sự tôn trọng.
– Kiểu Sankeire: Cách chào bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi. Cúi chào 70 độ để bày tỏ sự chân thành với đối phương và giữ nó khoảng 3 giây để thể hiện sự thành tâm của mình.
Nếu bạn đang có ý định sinh sống lâu dài tại Nhật, thì đây là những cách cúi chào chắc chắn bạn phải học trong văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể của con người đất nước Phù Tang này.
Người Nhật tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp sẽ có cách cuối chào khác nhau
Chú ý đến những cử chỉ của ngón tay
Người yêu hay vợ bé
Khi người Nhật giơ ngón tay út lên trong lúc nói chuyện với bạn, điều đó có nghĩa họ đang ám chỉ người yêu hay vợ bé của họ. Thông thường cách biểu hiện này chỉ xuất hiện trong những cuộc nhậu mà thôi. Cũng có thể vì văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Nhật như thế, nên những cặp đôi yêu nhau tại Nhật thường mua nhẫn để đeo ngón út thể hiện cho người khác biết mình đã có đối tượng rồi đấy.
Hành động nhắc tới bản thân
Cách nói về bản thân phổ biến trong văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Nhật chính là giơ ngón tay trỏ lên và chỉ về mũi mình. Hành động này diễn ra khi đối phương muốn khẳng định điều gì đó về bản thân mình. Hoặc chỉ vào mũi để hỏi bạn “Bạn đang nói đến tôi phải không?” (Watashi)
Hết giờ/ Thanh toán
Nếu đi ăn bạn muốn gọi nhân viên thanh toán hãy để lòng bàn tay úp xuống. Lòng bàn tay còn lại thì dựng đứng tạo thành lòng bàn tay còn lại thành hình chữ T. Hành động này có nghĩa là làm ơn thanh toán giúp tôi. Trong một vài trường hợp khác là biểu hiện hết giờ.
Cách xin lỗi hoặc nhờ vả
Cách xin lỗi phổ biến là chấp hai tay vào và để trước mặt. Hành động này có hai nghĩa một là xin lỗi người khác. Thứ hai là bạn muốn nhờ ai đó giúp đỡ bạn với hàm ý là “Làm ơn hãy giúp tôi?”.
Từ chối hoặc nói không biết
Người Nhật thường xua tay khi họ không biết trả lời với bạn như thế nào trong cách nói chuyện về sự việc nói đó. Hành động này không có ý xấu hay xua đuổi bạn. Hoặc đôi khi nó cũng là sự từ chối. Vì vậy khi nói chuyện với người Nhật thay vì lắc đầu từ chối bạn hãy xua tay nhé! Trong một vài trường hợp hành động này cũng biểu thị cho việc “Không có gì” như lời cảm ơn lịch sự họ dành cho bạn.
Chỉ định ai đó là “Đồ nói dối!”
Hành động nắm tay lại và mở ra mở thường xuyên là cách người Nhật muốn ám chỉ ai đó là đồ nói dối. Tuy nhiên hành động này chỉ nói thực hiện với cuộc nói chuyện bạn bè mà thôi bạn nhé! Nếu áp dụng môi trường lịch sự hơn thì sẽ rất thiếu sự tôn trọng người khác.
Đồng ý, phải rồi đấy!
Hành động này nếu như xem phim Nhật nhiều bạn sẽ dễ dàng nhận ra. Trong văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Nhật họ thường nắm một tay lại. Họ dùng bàn tay nắm và đấm vào lòng bàn tay còn lại thể hiện sự đồng tình, tán thành ý kiến. Nếu có thể dịch ra tiếng Việt nó có nghĩa là: “Chà bạn nói chuẩn không cần chỉnh luôn đấy!”.
Tiền
Tại Nhật, hành động đối phương khi giấu đi một ngón cái và ngón trỏ khum lại tạo thành hình tròn có nghĩa là biểu hiện cho tiền. Cho nên bạn đừng nhầm lẫn nó là OK trong trường hợp đặc biệt nhé!
Cách giao tiếp bằng tay của người Nhật
Thể hiện sự quyết tâm
Việc người Nhật gập cánh tay lại và đặt lên bắp tay thể hiện thái độ quyết tâm của họ. Hành động này chỉ thể hiện trước mặt người thân, ít khi thể hiện người khác. Hành động này giống như việc tự cổ vũ bản thân cố gắng hơn.
Chen vào đám đông
Nếu đi tàu điện ngầm hoặc di chuyển đoạn đường đông đúc. Bạn muốn thoát khỏi nó hãy giơ 1 tay lên đầu và nói lớn là “Sumimasen”. Mọi người sẽ biết và nhường đường cho bạn.
Một vài hành động nên tránh trong văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Nhật
Chú ý cách giao tiếp cần tránh khi trò chuyện với người Nhật
Tốt nhất là ở bất kỳ đâu không chỉ tại Nhật bạn nên tránh việc nhìn chằm chằm vào ai đó quá lâu.
Không đút tay vào túi áo vì đó là hành động khá luộm thuộm. Hành động thể hiện sự không tôn trọng với người khác.
Không khoang tay trước ngực khi nói chuyện hoặc chỉ tay vào mặt người khác khi nói chuyện bạn nhé!
Mỗi đất nước đều có văn hóa giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể khác nhau. Có thể những hành động tại Việt Nam bạn nghĩ rằng nó là hành động bình thường. Tuy nhiên ở đất nước khác như Nhật Bản, hành động đó lại mang tính xúc phạm và không phù hợp văn hóa giao tiếp của đất nước họ. Nhập gia tùy tục, chính vì vậy bạn nên học cách giao tiếp của người Nhật thật tốt để nhanh chóng hoàn nhập và thích nghi cuộc sống tại đây. Hy vọng bài viết của Sugoi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.